Giải pháp thi công tầng hầm nhà phố xen kẹt

Ở các thành phố lớn hiện nay việc thi công tầng hầm nhà phố đã trở nên rất phổ biến. Việc nhà phố có thêm tầng hầm là giải pháp giúp Chủ đầu tư có thêm không gian để làm khu vực để xe hoặc lưu trữ đồng thời tăng không gian sử dụng bên trên do đã giải phóng được lượng lớn nhu cầu sử dụng phía dưới tầng hầm.

Tuy nhiên việc xây dựng tầng hầm tại các đô thị hiện nay trở nên phức tạp vì không gian thi công hạn chế, các công trình xây dựng hiện hữu là rào cản không nhỏ đối với Chủ đầu tư và Nhà thầu. Vì vậy khi thi công thì biện pháp thi công là một phần không thể thiếu để cấp phép xây dựng và cũng là bài toán để Kỹ sư cùng Kiến trúc sư đi đến thống nhất quy trình thi công đảm bảo an toàn trong thi công, đảm bảo cho các công trình lân cận không xảy ra sự cố. Để xử lý ổn thỏa các vấn đề trên Chủ đầu tư cân lựa chọn được nhà thầu có kinh nghiệm, đội ngũ Kỹ sư được đào tạo qua các trường kỹ thuật chuyên ngành.

Có rất nhiều biện pháp được áp dụng phụ thuộc vào điều kiện của từng công trình. Sau đây là một số biện pháp để Chủ đầu tư cùng quý khách hàng của XNHOME tham khảo.

1: CÁC BIỆN PHÁP THI CÔNG

1.1 Biện pháp đào mở

 

Thi công bằng phương pháp đào mở là hình thức thi công phổ biến và cổ xưa nhất, áp dụng cho các công trình hố đào không lớn cùng địa chất ổn định với góc ma sát lớn , với nhà phố xen kẹt chỉ phù hợp với công trình 1 tầng hầm. Nếu mặt bằng thi công rộng không bị ảnh hưởng bởi các công trình kiến trúc lân cận có thể đào sâu hơn bằng cách mở rộng hố đào.

Toàn bộ hố đào được đào sâu đến cao độ đáy hầm tùy thuộc vào tình hình địa chất thủy văn thực tế tại công trình mà quyết định sử dụng đào cơ giới hay thủ công. Sau khi công tác đào đất kết thúc thì sẽ tiến hành thi công theo trình tự từ dưới lên trên.

Thi công theo phương pháp này thường mất ổn định thành hố đào do thoát mực nước ngầm, đặc biệt đối với địa chất nhiều cát còn xảy ra hiện tượng cát chảy. Để khắc phục hiện tượng trên cần gia cố thành hố đào bằng cừ Lasen, các cọc bê tông hoặc cọc thép sau đó phun vữa gia cố. Trong đó biện pháp thoát mực nước ngầm rất quan trọng khi dùng phương pháp này.

Ưu điểm của phương pháp này

  • Thi công đơn giản
  • Xử lý chống thấm và lắp đặt mạng lưới kỹ thuật dễ dàng
  • Giải pháp kết cấu không phức tạp
  • Độ chính xác cao

Nhược điểm của phương pháp

  • Khi chiều sâu hố móng lớn rất khó thi công trong nền đất yếu
  • Dễ gây nứt lún các công trình lân cận
  • Thời gian thi công cũng bất lợi vì ảnh hưởng của yếu tố thời tiết

1.2 Thi công bằng phương pháp tường chắn đất

Trước khi thi công đào đất tiến hành thi công tường chắn đất trước, sau đó mới đào đất trong lòng tường bao đến cao độ đáy hầm. Trường hợp công trình sử dụng cọc khoan nhồi thì tiến hành thi công cọc khoan nhồi trong giai đoạn này.

Tường chắn đất thường là cừ thép, cọc hàng hoặc tường Barrete. Yêu cầu chung với tường chắn đất là phải đảm bảo được độ cứng để chống đỡ lại được áp lực đất, tải trọng công trình kiến trúc lân cận cũng như hoạt tải trong quá trình thi công.

Ưu điểm của phương pháp này

  • Tối ưu được hiện tượng thoát nước ngầm và cát chảy
  • Đảm bảo được sự ổn định của các công trình kiến trúc hiện hữu

Nhược điểm của phương pháp

  • Thi công phức tạp hơn đào mở
  • Làm tăng chi phí công trình
  • Thời gian thi công cũng bất lợi vì ảnh hưởng của yếu tố thời tiết

1.3 Thi công bằng phương pháp đào kín (Top-Down)

Phương pháp thi công tầng hầm đào kín có thể khắc phục được các nhược điểm về kỹ thuật của 2 phương pháp trên, tuy nhiên phương pháp này thường ít được áp dụng do yêu cầu về số tầng hầm trong nhà phố xen kẹt không lớn.

Tuy nhiên phương pháp này cũng được Các chủ đầu tư lựa chọn do đẩy nhanh được tiến độ thi công cũng như không bị tác động bởi yếu tố thời tiết nhiều. Do có thể thi công song song được từ trên xuống và từ dưới lên trên các tầng nổi.

Nhược điểm của phương pháp

  • Không gian thi công chật hẹp
  • Đào đất cần ánh sáng ngày đêm
  • Công tác đào đất khó khăn nên phải bố trí đươc biện pháp thi công phù hợp để tránh chồng chéo công việc nhằm đạt hiệu quả cao

2: CÁC GIẢI PHÁP VỀ KỸ THUẬT CẦN LƯU Ý

– Do điều kiện ánh sáng tự nhiên hạn chế nên cần bố trí, thiết kế hệ thống chiếu sáng nhân tạo hợp lý. Thông gió cơ học đảm bảo thông gió trong tầng hầm và chất lượng không khí đảm bảo.

– Thoát hiểm bao gồm các lối thoát hiểm thuận tiện biển chỉ dẫn thoát hiểm khi xảy ra sự cố

– Cách âm cách nhiệt của tầng hầm cũng nên được đầu tư và chú trọng

Trên đây là kinh nghiệm cũng như phương pháp thi công XNHOME đúc kết được, hy vọng sẽ giải đáp được một phần thắc mắc của Quý khách hàng để lựa chọn được nhà thầu đáp ứng được mong muốn của Quý khách.

BÀI VIẾT

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

LIÊN HỆ TƯ VẤN

Bắt đầu thiết kế ngôi nhà của bạn cùng XNHOME

Hãy để lại thông tin, Kiến Trúc Sư XNHOME sẽ liên hệ tư vấn MIỄN PHÍ cho bạn.